Mem 8/9 Tân Thới Hòa Pro
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Mem 8/9 Tân Thới Hòa Pro

Tập đoàn lớp 8/9 THCS Tân Thới Hòa


You are not connected. Please login or register

72 Mộ giả của Tào Tháo !!!

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

172 Mộ giả của Tào Tháo !!! Empty 72 Mộ giả của Tào Tháo !!! Wed Dec 30, 2009 4:48 pm

nguoiyeucuatoi

nguoiyeucuatoi
Trong Bụng Mẹ

Trong lịch sử Trung Quốc có nhiều truyền thuyết về lăng mộ Tào Tháo, đặc biệt là truyền thuyết “72 ngôi mộ giả” được nhiều thế hệ người Trung Quốc truyền tụng.

Tào Tháo sinh thời không xưng đế; sau khi chết, con cháu ông truy phong ông là Ngụy Vũ đế, do đó, lăng mộ của Tào Tháo được xem là hoàng lăng.

Tào Tháo là nhân vật khá đặc biệt, do đó về cuộc đời và lăng mộ của ông cũng có nhiều chuyện thú vị.

Chuyện “mộ Tào Tháo” trong tập Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh (1640-1715) có nêu: sau khi Tào Tháo chết có làm 72 ngôi mộ giả để nguỵ trang, trong đó có một chuyện ly kỳ như sau:
Ngoại thành Nghiệp (nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) có một con sông nước luôn chảy xiết, vùng đất hai bên bờ sông nhìn âm u, sâu thẳm. Về mùa hè, người dân ở đây thường ra sông tắm, thỉnh thoảng họ nghe thấy tiếng va đập của kim loại từ trong nước vọng lại. Có một lần, một người nhảy xuống sông tắm liền bị cắt ngang lưng thành hai khúc nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Hiện tượng này được truyền tụng trong dân gian khiến mọi người rất sợ hãi. Các quan chức địa phương nghe tin này liền điều động dân công đến ngăn sông ở vùng thượng nguồn làm cho dòng sông trở nên khô cạn.

Sau đó người ta phát hiện ở dưới bờ sông có một hang động nhìn vào sâu thẳm, đi vào hang thấy trong đó có một bánh xe quay, trên đó lắp các mũi dao nhọn sáng loáng. Người ta tháo bánh xe và đi vào trong hang thì phát hiện có một bia đá, trên đó khắc dòng chữ thể chữ triện thời nhà Hán. Khi đọc kỹ chữ trên bia, họ biết được đấy là mộ Tào Tháo. Thế là họ mở nắp quan tài Tào Tháo, vứt xương Tào Tháo ra ngoài và lấy hết vàng bạc châu báu trong đó.

Cuối cùng Bồ Tùng Linh kết luận: Đào hết 72 ngôi mộ, chắc chắn sẽ có một ngôi là mộ Tào Tháo, nhưng làm sao biết được đó là mộ Tào Tháo. Tào Tháo quả là gian trá!

Tào Tháo là người nổi tiếng đa nghi. Có một truyền thuyết còn ghi cụ thể hơn: Để ngăn ngừa đời sau đào mộ ông, lúc còn sống Tào Tháo đã có sự sắp xếp rất chu đáo. Sau khi ông chết, lúc bắt đầu động quan thì các cửa thành Nghiệp đồng thời mở hết, 72 quan tài đều được khiêng ra khỏi thành theo 4 hướng Đông Nam Tây Bắc và an táng vào các mộ thất đã chuẩn bị sẵn. Do vậy, người đời sau không biết đâu là mộ thật, đâu là mộ giả. Chuyện về “72 ngôi mộ giả” trước đó đã được La Quán Trung (1330-1400) nêu trong Tam Quốc diễn nghĩa.

Dưới đây là một truyền thuyết cũng có liên quan đến 72 ngôi mộ giả Tào Tháo.

Mấy chục năm sau khi cơ đồ của cha con Tào Tháo bị họ Tư Mã soán đoạt, các đại thần trong triều đình thù oán Tào Tháo bèn liên kết lại với nhau tìm mộ thật của Tào Tháo, để băm nát thi thể Tào Tháo “tạ thiên hạ”. Thế nhưng họ đào khắp 72 ngôi mộ, mở hết quan tài cũng không tìm được thi thể họ Tào. Trong lúc bế tắc, họ phát ra một thông báo, trong đó nêu lên ai biết được mộ thật của Tào Tháo thì triều đình sẽ phong làm tể tướng.

Mấy tháng sau cũng chẳng thấy ai hưởng ứng. Trong khi triều đình không còn hy vọng gì thì đột nhiên có một ông già râu tóc bạc phơ cầm bản thông báo đến kinh thành Lạc Dương nói rằng ông có cách tìm ra mộ thật của Tào Tháo. Các đại thần tỏ ra bán tín bán nghi, nhưng vẫn phái một trăm binh sĩ theo ông già ngược dòng sông Lạc tìm mộ Tào Tháo. Trên đường, ông già luôn nhìn bên phải, bên trái và cuối cùng ông bảo ngừng lại, chỉ vào một chỗ và nói: Mộ Tào Tháo ở chỗ này!
Các binh sĩ ra sức đào bới, quả nhiên đào được mộ Tào Tháo. Nơi ông già chỉ là một địa điểm ở phía bắc Lạc Dương. Mộ Tào Tháo ở sâu dưới lòng sông, các binh sĩ đào mộ Tào Tháo lấy hết vàng bạc châu báu, đập nát xương Tào Tháo vứt xuống sông.

Ở kinh thành người ta chuẩn bị phong quan cho ông già thì đột nhiên ông biến đâu mất.

Sau sự kiện này, người ta tìm hiểu sâu hơn mới biết được sở dĩ ông già biết mộ Tào Tháo, bởi ông là hậu duệ của Trương Giáo, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa nông dân mang tên Hoàng Cân (giặc khăn vàng) ở cuối triều Hán.

Tào Tháo phát gia là do trấn áp cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân. Về sau Trương Giáo bị bệnh chết và khởi nghĩa Hoàng Cân thất bại. Để bảo vệ hài cốt của lãnh tụ mình, những người tham gia khởi nghĩa đã làm nhiều mộ giả Trương Giáo ở các huyện lân cận để đánh lừa đối phương. Sau đó, Tào Tháo sai quân đào mấy chục mộ mang bia “Đại hiền lương sử” mà vẫn không phát hiện thi thể Trương Giáo. Tào Tháo dùng biện pháp “cứng” và “mềm”, thông qua những người phản bội cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân để biết bí mật mộ Trương Giáo. Được số này chỉ điểm, Tào Tháo tự mình đưa binh mã đến quê hương Trương Giáo ở Cự Lộc quận, đến bên bờ sông Chương khoét sâu vào cái huyệt hai bên bờ, cuối cùng phát hiện mộ Trương Giáo dưới lòng sông. Tào Tháo lệnh quan binh cắt đầu Trương Giáo đưa về kinh báo công.

Từ sự kiện này gợi cho Tào Tháo cách làm mộ. Khi còn sống, Tào Tháo sai người, đến sông Lạc làm mộ thất, sau đó giết hết những người này. Nhưng ác giả ác báo, cuối cùng hậu thế của Trương Giáo cũng đoán đúng mưu ma chước quỷ của Tào Tháo để báo thù cho tổ tông mình.
Còn có một giả thiết nữa về mộ Tào Tháo dựa vào tính tiết kiệm của ông. Tào Tháo là người đề xướng việc mai táng giản đơn. Hai năm trước khi chết, Tào Tháo hạ lệnh làm ngôi mộ cho ông ở vùng đất nghèo khó, trên cao nguyên ở phía Tây nhà thờ Tây Môn Báo. Năm Kiến An 25 đời Đông Hán (năm 220), Tào Tháo qua đời vì bệnh và được mai táng ở Cao Lăng. Người đời sau đoán Cao Lăng là lăng mộ trên cao nguyên về phía Tây nhà thờ Tây Môn Báo.

Như vậy, có hai giả thiết về địa điểm lăng mộ Tào Tháo: thứ nhất, một trong 72 ngôi mộ tại ngoại thành Giảng Võ, phủ Chương Đức; thứ hai là trên cao nguyên về phía Tây đền thờ Tây Môn Báo.

Tây Môn Báo là một chuyên gia trị lý nổi tiếng thời cổ Trung Quốc. Ông dùng thời gian hai năm triết lý thành Nghiệp đã đem lại nhiều điều tốt cho bách tính, do vậy, ở vùng Lâm Chương ngày nay (bao gồm cả thành phố An Dương tỉnh Hà Nam) có nhiều đền thờ Tây Môn Báo. Vậy thì mộ Tào Tháo ở phía Tây nhà thờ nào của Tây Môn Báo? Hơn nữa, mộ không có ký hiệu thì biết đâu mà tìm.

Về mộ Tào Tháo cũng có một giả thuyết nữa là ở thời Tây Tấn (267-317) có một nhà văn tên là Lục Cơ Ư vô tình phát hiện một di lệnh của Tào Tháo trong hồ sơ hoàng cung. Di lệnh này có nêu: Người xưa chôn cất ở vùng đất bạc màu. Hiện lấy vùng đất tây nguyên ở phía Tây đền thờ Tây Môn Báo làm thọ lăng, vì nơi này cao ráo. Quanh lăng không phải rào, cũng không cần trồng cây. Theo “Chu lễ”, lăng những chư hầu Vương ở tả, hữu các khanh đại phu ở phía sau; theo chế độ của triều Hán thì đó là bồi lăng; lăng của công khanh, đại thần, liệt tướng có công cũng là bội lăng. Cuối cùng Tào Tháo nói đến Đồng Tước đài. Ông căn dặn các thê thiếp đặt một cái giường dài 6 xích (tương đương 2m) ở nơi công đường, treo linh trướng, bày quả vỏ cứng trên bàn thờ vào sáng mồng một và rằm hàng tháng phải hướng về linh trướng tấu nhạc và ca vũ.

Vậy Đồng Tước đài ở đâu? Trong quyển Chương Đức phủ chí thời Càn Long năm thứ 52 (năm 1787) có một bản đồ trên đó vẽ huyện Lâm Chương khá chi tiết. Theo đó, Thôn Linh Chi cách Đồng Tước đài khoảng 5km, ở chỗ này có bia trên đó ghi mấy chữ rất rõ: “Lăng Ngụy Vũ đế”. Điều đáng ngạc nhiên hơn, về phía Nam ngay sát lăng Nguy Vũ đế là lăng Chân hậu.
Chân hậu là ai vậy? Theo ghi chép của sử sách Trung Quốc thì Chân hậu chính là Chân Văn Chiêu, vợ của Nguỵ Văn đế Tào Phi, tức con dâu của Tào Tháo. Mộ của bố chồng và mộ nàng dâu nằm sát nhau! Theo luân lý đạo đức Trung Hoa thì việc này không thể xảy ra.

Các chuyên gia biên soạn Chương Đức phủ chí công khai, cho rằng Tào Tháo và Chiêu thị có “ẩn tư kín đáo”, do vậy khi vẽ bản đồ huyện Lâm Chương đã ghép hai ngôi mộ của hai người lại với nhau!

Thực ra địa chỉ mộ Tào Tháo nêu trên cũng cho là suy đoán, vì chẳng có một chứng cứ gì xác đáng cả.
Mọi suy đoán đều dựa vào một sự kiện nào đó rồi suy ra. Bồ Tùng Linh với chuyện mộ Tào Tháo cũng làm như vậy. Ở triều Thanh, chuyện 72 ngôi mộ giả của Tào Tháo được nhiều người đồng tình. Khi đó, nhiều người cho rằng Tào Tháo được mai táng ở dưới sông Chương. Luận cứ của họ dựa vào việc là có một lần Nguỵ Văn đế Tào Phi viết một chiếu thư, trong đó có câu: “Tế tiên vương ở trên sông, nhìn cảnh trên và dưới đau lòng khôn xiết…”

Cho đến nay thì Trung Quốc người ta chưa tìm được mộ Tào Tháo thực sự. Những “lăng mộ” nêu trên chủ yếu dựa vào truyền thuyết hoặc theo suy đoán của các nhà sử học. Tào Tháo sinh thời đa mưu linh hoạt, sau khi chết đã để lại một “câu đố” cho các thế hệ về sau suy đoán.
Đúng là Tào Tháo!

272 Mộ giả của Tào Tháo !!! Empty Re: 72 Mộ giả của Tào Tháo !!! Wed Jan 06, 2010 7:39 pm

EddyHieu

EddyHieu
Mới Chào Đời
Mới Chào Đời

thời này lâu rồi Very Happy tks cái naz

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Similar topics

-

» Video Mộ tào tháo luôn

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết